Di tích cấp quốc gia: Cảng quân sự Đông Hà

13:53, Thứ Tư, 9-8-2023

Cảng quân sự Đông Hà nằm ở bờ nam sông Hiếu, cạnh quốc lộ 1A và cầu Đông Hà trên địa phận làng Điếu Ngao nay là khu vực khu phố .. thuộc phường II, thị xã Đông Hà; cách cảng biển Cửa Việt chừng 13 km về phía tây. Di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng quốc gia theo quyết định số 236/QĐ-VH ngày 12 tháng 12 năm 1986. Năm 2013 theo đề nghị của Bộ Quốc phòng ngày 09/12/2013 Cảng quân sự Đông Hà 2013 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg.

Cảng quân sự Đông Hà nằm ở bờ nam sông Hiếu, cạnh quốc lộ 1A và cầu Đông Hà trên địa phận làng Điếu Ngao nay là khu vực khu phố .. thuộc phường II, thị xã Đông Hà; cách cảng biển Cửa Việt chừng 13 km về phía tây. Di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng quốc gia theo quyết định số 236/QĐ-VH ngày 12 tháng 12 năm 1986. Năm 2013 theo đề nghị của Bộ Quốc phòng ngày 09/12/2013 Cảng quân sự Đông Hà 2013 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg.

Trong giai đoạn thực thi chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cùng với việc hình thành tuyến phòng thủ chiến lược đặc biệt ở Quảng Trị, đế quốc Mỹ tập trung xây dựng thị xã Đông Hà không chỉ thành một căn cứ quân sự nằm ở đầu mối quan trọng trên tuyến hành lang chiến lược đường 9 mà còn là một hậu cứ vững chức để thực thi các chiến dịch “tìm diệt”, “bình định” của quân viễn chinh Mỹ và quân chủ lực ngụy trên chiến trường Quảng Trị. Tại thị xã Đông Hà, từ năm 1965, do vị trí quan trọng vừa là tuyến đầu của chiến trường miền Nam vừa tiếp giáp với hậu phương miền Bắc XHCN nên Mỹ - ngụy tập trung xây dựng nơi đây thành một cứ điểm quân sự mạnh nhất của chiến trường Trị - Thiên.

Tháng 12/1965, Mỹ bắt đầu đưa trung đoàn công binh thuộc sư đoàn 3 (UHC) ra Đông Hà xây dựng công sự, đồn bốt, chuẩn bị hạ tầng trước khi quân viễn chinh Mỹ và chư hầu đến chiếm đóng. Chúng tập trung xây dựng cụm cứ điểm quân sự trên 10km2 từ Km số 6 (đường 9) đến Km số 1 (Đông Hà) với đầy đủ các binh chủng. Ngoài lực lượng lục quân Mỹ, có một trung đoàn thủy quân lục chiến Mỹ, các chi đoàn thiết giáp (147, 269, 312), 4 trận địa pháo 175mm và xây dựng cảng Đông Hà thành một quân cảng lớn nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hậu cần cho những cuộc hành quân, tác chiến.

Đầu năm 1967 theo lệnh của tướng Oét-mô-len (Tổng tư lệnh quân viễn chính Mỹ ở Việt Nam) một trung đoàn tàu cuốc đã tiến hành nạo vét lòng sông Hiếu, đoạn từ Cửa Việt lên Đông Hà, sau đó bắt tay vào xây dựng cảng ngay trên lòng sông này. Toàn bộ khu vực cảng rộng khoảng 4ha, không có cầu cảng mà thay thế bằng một bãi đổ hàng sát cạnh bờ, được đúc bằng bê tông cốt thép cao hơn mặt nước 3m. Trên bãi là các dãy kho lớn chứa hàng. Xung quanh được bao bọc bằng một lớp rào dây kẽm gai dày đặc, các lô cốt bảo vệ kiên cố, và thường xuyên có một đại đội hỗn hợp canh phòng cẩn mật. Đoạn sông từ Cửa Việt đến Đông Hà trở thành tuyến giao thông huyết mạch được Mỹ ngụy tăng cường bảo vệ bằng cả hỏa lực và xung lực. ở nhiều đoạn trọng điểm, chúng còn dựng nên những bãi mìn và dây kẽm gai ven sông để chống lại đặc công thủy của quân giải phóng xâm nhập.

Hàng ngày cảng Cửa Việt và cảng Đông Hà tiếp nhận khoảng 2.000 tấn hàng hóa, vũ khí, đạn dược cung cấp cho quân lính trên chiến trường Trị Thiên Huế. Cách khu vực cảng một đoạn hơn 100m về phía tây bắc là cầu Đông Hà bắc qua sông Hiếu - tuyến giao thông quan trọng của quốc lộ 1A.

Trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt của quân và dân Đông Hà/ Quảng Trị, cầu và cảng quân sự Đông Hà luôn là mục tiêu của các cuộc tiến công đánh phá của bộ đội chủ lực và du kích của ta.

Từ năm 1967, lực lượng đặc công thủy của ta thường xuyên hoạt động trên sông Hiếu đoạn từ Cửa Việt đến Đông Hà để tấn công tàu địch. Từ tháng 4 đến tháng 9/1967, các chiến sĩ đội 1 đoàn 126 đã đánh 6 trận, đánh chìm 10 tàu vận tải. Từ tháng 1 đến tháng 10/1968, dân quân du kích địa phương và đoàn 126 đặc công Hải quân đã thực hiện chiến dịch phong tỏa tuyến đường thủy từ Cửa Việt đến Đông Hà, đánh chìm 78 tàu địch, phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của chúng và làm tắc nghẽn tuyến giao thông này nhiều ngày.

Từ năm 1969 đến năm 1971, du kích Đông Giang và bộ đội địa phương nhiều lần tập kích bằng súng B40, B41 đánh giang thuyền vận tải trên dọc sông Hiếu và khu vực cảng Đông Hà bắn cháy nhiều tàu địch góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường Quảng Trị.

Trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, sau khi cụm cứ điểm Đông Hà bị tiêu diệt, cảng quân sự Đông Hà nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng và trở thành một trong những nơi tập kết, giao nhận hàng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, trước khi vận chuyển vào phía nam.

Trước nhu cầu ngày càng cao của việc vận chuyển hàng hóa cho chiến trường miền Nam và nhận thấy vị trí chiến lược của một cảng sông trên địa bàn một tỉnh thuộc miền Nam vừa được giải phóng, ngày 1/3/1973 Hội đồng Chính phủ ra lệnh thành lập Ban lãnh đạo cảng Đông Hà nhằm chỉ đạo việc xây dựng cảng thành nơi trung chuyển hàng hóa giữa tuyến vận tải thủy theo đường Hồ Chí Minh trên biển với tuyến vận tải bộ bằng cơ giới theo đường Trường Sơn. Lực lượng vận chuyển theo đường thủy do đoàn tàu Hồng Hà dùng tàu VSSO của Cục vận tải đường biển chuyển hàng hóa, vũ khí từ Hải Phòng vào Cửa Việt rồi cập bến và giao hàng tại cảng Đông Hà. Lực lượng bốc xếp là tiểu đoàn 160, binh đoàn 559 làm nhiệm vụ bốc chuyển hàng ở cảng đưa đến nơi tập kết tại các kho nằm dọc đường 9 từ Đông Hà lên Cam Lộ. Từ đó, hàng hóa sẽ tiếp tục được vận chuyển bằng ô tô theo đường 9 đến cầu Đakrông rồi nhập vào đường 14 đi A Lưới vào miền Nam trên hệ thống đường Trường Sơn.

Từ đầu năm 1973 đến trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (4/1975), cảng Đông Hà trở thành một cảng sông quan trọng của vùng giải phóng miền Nam giữ vai trò trung chuyển hàng hóa từ tuyến đường biển lên đường bộ rồi tỏa đi khắp các chiến trường qua tuyến đường vận tải Trường Sơn. Hàng ngàn, vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm từ hậu phương miền Bắc đã qua cảng Đông Hà để vào chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.

Sau năm 1975, cảng Đông Hà vẫn còn được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế nhưng ở quy mô nhỏ và chủ yếu là phục vụ về mặt thương mại. Hiện nay, do không được nạo vét, nâng cấp nên lòng sông bị cạn dần, tàu có trọng tải lớn không vào được, chỉ có những tàu chở hàng nhỏ thì vẫn ra vào nhưng không đáng kể. Hệ thống bến bãi, kho chứa, bốc xếp hầu như chẳng còn gì. Diện tích đất đai trong khu vực cảng vốn đã được khoanh vùng bảo vệ nay đã bị thu hẹp dần trước những nhu cầu bức bách của xu hướng phát triển đô thị. Với giá trị về lịch sử  văn hoá di tích cảng quân sự Đông Hà cần phải có phương án khả dĩ về quy hoạch, đầu tư, tôn tạo từ phía các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.

 

Các tin khác
Hình ảnh

Thống kê truy cập

  • Đang online 4

  • Hôm nay 15459

  • Tổng cộng 3.507.124