Chi tiet - UBND TP Đông Hà
Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nhà Vòm sân bay
Nhà Vòm là một trong những công trình nằm trong khu vực sân bay quân sự Đông Hà, dùng để làm nơi nhà trú ẩn cho các loại máy bay, nhất là máy bay lên thẳng. Công trình này hiện còn nằm trên địa phận khu phố 5, phường V, thành phố Đông Hà. Sân bay quân sự Đông Hà nằm trong chi khu quân sự Đông Hà, một căn cứ có quy mô lớn được Mỹ - ngụy xây dựng trên địa bàn thành phố Đông Hà những năm 1965 - 1966 nằm trong hệ thống phòng thủ chiến lược phía nam vĩ tuyến 17 và cũng là căn cứ thuộc tuyến phòng thủ chiến lược trên hành lang đường 9.
Nhà Vòm là một trong những công trình nằm trong khu vực sân bay quân sự Đông Hà, dùng để làm nơi nhà trú ẩn cho các loại máy bay, nhất là máy bay lên thẳng. Công trình này hiện còn nằm trên địa phận khu phố 5, phường V, thành phố Đông Hà. Sân bay quân sự Đông Hà nằm trong chi khu quân sự Đông Hà, một căn cứ có quy mô lớn được Mỹ - ngụy xây dựng trên địa bàn thành phố Đông Hà những năm 1965 - 1966 nằm trong hệ thống phòng thủ chiến lược phía nam vĩ tuyến 17 và cũng là căn cứ thuộc tuyến phòng thủ chiến lược trên hành lang đường 9.
Đông Hà nằm ở vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, nơi có trục quốc lộ 1a chạy qua và là nơi đầu mối của con đường 9 nối Việt Nam với Lào, Campuchia. Vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt đầu khai thác vùng đất Quảng Trị thì Đông Hà đã được chúng đặc biệt chú ý. Bên cạnh các hoạt động kinh tế, thực dân Pháp cho rằng: Đông Hà là chỗ dựa để bình định vùng đồng bằng và làm căn cứ để tấn công lên vùng chiến khu của ta ở Cùa, Ba Lòng. Đồng thời Đông Hà là cầu nối làm thành hành lang Huế - Đông Hà - Lao Bảo - Xavanakhet (Lào) tạo nên một hệ thống cứ điểm liên hoàn để khống chế vùng Trung Trung Bộ và đường 9 - Nam Lào. Chính vì vậy, tại Đông Hà, Pháp đã cho xây dựng nhà ga xe lửa, nhà máy điện, các kho xăng, kho hậu cần, quân trang, quân dụng, đạn dược...
Dưới thời Mỹ, do vị trí quan trọng của Đông Hà - vừa là tuyến đầu của chiến trường miền Nam, vừa tiếp giáp với hậu phương miền Bắc nên Mỹ - ngụy tập trung xây dựng nơi đây thành một cứ điểm quân sự mạnh nhất của chiến trường Trị - Thiên để một mặt ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc và chiến trường miền Nam; mặt khác phô trương sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy, cùng với việc đưa đến Đông Hà những lực lượng tinh nhuệ nhất, Mỹ - ngụy tập trung cao độ các phương tiện chiến tranh hiện đại; ra sức đầu tư của cải, vật chất và các trang bị thiết bị quân sự để xây dựng Đông Hà thành trung tâm chỉ huy mạnh vào bậc nhất Quân khu I, vùng I chiến thuật gồm: pháo binh, thiết giáp, bộ binh, trực thăng vận, thiết xa vận, cầu cảng...; trong đó sân bay quân sự Đông Hà với một hệ thống nhà để máy bay chiến đấu, vận tải, được bảo vệ bởi một lực lượng quân đội và hỏa lực mạnh của chi khu.
Trong chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972, sau khi ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, giải phóng hai huyện Do Linh, Cam Lộ, quân đội Mỹ - ngụy thất thủ chạy về Đông Hà xây dựng "tấm lá chắn" bảo vệ ái Tử, thành phố Quảng Trị. Chúng cố gắng chiếm đóng các cao điểm quanh thành phố và lập các căn cứ lớn, dùng xe tăng, thiết giáp làm "vỏ cứng" phòng thủ thành từng cụm, kết hợp với không quân, pháo hạm để ngăn chặn lực lượng ta từ xa.
Từ ngày 8/4/1972, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị pháo binh bắn mãnh liệt vào cụm cứ điểm Đông Hà và các trung đoàn 36, trung đoàn 27, sư đoàn 390, sư đoàn 308, tiểu đoàn 3 tỉnh đội Quảng Trị cùng du kích các địa phương tấn công từ nhiều hướng. Sau 20 ngày chiến đấu quyết liệt, phá tan lần lượt các cứ điểm phòng thủ vành đai. Đúng 5 giờ 15 phút ngày 28/4/1972, cuộc tiến công quy mô, toàn diện vào cụm cứ điểm Đông Hà bắt đầu. Sư đoàn 308, bộ đội địa phương và lực lượng du kích của các thôn, xã đã đập tan từng mảng tuyến phòng thủ Đông Hà - Lai Phước. Sân bay Đông Hà, nằm trong tầm pháo kích của pháo 130ly quân giải phóng. Sau nhiều trận công kích và chiến đấu quyết liệt quân giải phóng đã chiếm được khu sân bay và toàn bộ cụm cứ điểm Đông Hà. Nhà vòm sân bay là nơi quân giải phóng cắm cờ chiến thắng đầu tiên lên căn cứ Đông Hà.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, từ sau năm 1989, khi Đông Hà trở thành thành phố tỉnh lỵ thì khu vực sân bay được sử dụng làm nơi xây dựng các khu dân cư và trụ sở của một số cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy, khu sân bay vẫn còn giữ lại một công trình nhà vòm - nơi trú ẩn của máy bay trước đây. Dù không còn nguyên trạng nhưng Nhà Vòm là một chứng tích sống động về một thời chiến tranh oanh liệt và hào hùng của quân và dân Đông Hà nói riêng, Quảng Trị nói chung.
Tháng 10/2006, bằng nguồn kinh phí của thành phố, Phòng VHTT đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức dựng bia biển để ghi dấu những sự kiện lịch sử về di tích này.
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Cầu Lai Phước (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Chợ Hôm (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nhà ga và Lô cốt Đông Hà (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nhà ông Hồ Sỹ Khâm (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Đình làng Điếu Ngao (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Đình làng Lập Thạch (09/08/2023)
- Di tích cấp quốc gia: Cảng quân sự Đông Hà (09/08/2023)
- Di tích cấp quốc gia: Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng chăm (09/08/2023)
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 (09/08/2023)
- QĐ về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu(đợt 1) dự án vỉa hè và hệ thống thoát...
- QĐ về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phường 5,TP Đông...
- QĐ về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu CT trang trí đèn Led trên cột đèn chiếu...
- QĐ xử phạt vi phạm hành chính.ông Nguyễn Minh
- QĐ xử phạt vi phạm hành chính.ông Nguyễn Văn Trung
- QĐ về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ-Dự toán Quét(Scan) hồ sơ cấp giấy CNQSD đất để...
Thống kê truy cập
-
Đang online 8
-
Hôm nay 891
Tổng cộng 3.559.416