Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nhà thờ họ Hoàng

9:58, Thứ Tư, 9-8-2023

Nhà thờ họ Hoàng nằm trong địa phận làng Điếu Ngao, nay là khu phố 1, phường II, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A (tại Bến xe) khoảng 500m về phía đông. Nơi đây đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Đông Hà trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhà thờ họ Hoàng nằm trong địa phận làng Điếu Ngao, nay là khu phố 1, phường II, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A (tại Bến xe) khoảng 500m về phía đông. Nơi đây đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Đông Hà trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

          Tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Tỉnh ủy Quảng Trị chỉ đạo cho các Chi bộ ở cơ sở lãnh đạo quần chúng nhân dân chuẩn bị cướp chính quyền từ tay Nhật; đồng thời ủy ban khởi nghĩa tỉnh còn bổ sung thêm một số cán bộ trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. Đồng chí Hoàng Toại được cử về làng Điếu Ngao để cùng Chi bộ đảng và nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền trên địa bàn nội thị. Tại nhà thờ họ Hoàng, lực lượng "Công nông tự vệ đỏ" của phường đã được thành lập và đã tích cực luyện tập, đúc rèn vũ khí, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, phối hợp với các địa phương khác khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn thành phố.

          Ngày 24/8/1945, nhân dân phường II, chủ yếu là thanh niên, công nhân đã tập trung tại nhà thờ họ Hoàng để tiếp thu kế hoạch khởi nghĩa. Hôm sau (25/8/1945) họ kéo ra nhập đoàn biểu tình của thành phố, tiến thẳng về sân vận động Đông Hà để tham gia cuộc mít tin tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng ở thành phố.

          Đầu năm 1952, tại nhà thờ họ Hoàng, quần chúng nhân dân dưới sự chỉ đạo của Thị ủy và sự phối hợp của đơn vị chủ lực (thuộc trung đoàn 95) đã tổ chức cuộc mít tin tuyên truyền lớn và phát động phong trào "diệt tề, trừ gian" trong toàn dân.

          Trải qua chiến tranh nhà thờ đã bị hư hỏng nặng. Năm 1986, nhân dân trong họ tộc đã cho tu bổ hệ thống tường, cổng, trụ, bình phong; đến năm 1999, nhà thờ được xây dựng mới hoàn toàn như hiện trạng ngày nay.

          Tháng 7/2001, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đông Hà đã cho xây dựng bia lưu niệm trong khuôn viên nhà thờ họ Hoàng để ghi dấu những sự kiện lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cho nhân dân địa phương.

 

 

Các tin khác
Hình ảnh

Thống kê truy cập

  • Đang online 5

  • Hôm nay 766

  • Tổng cộng 2.943.635